it1_We_are_always_beside_you
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

it1_We_are_always_beside_you

Niềm tự hào của khối chuyên toán tjn-K43
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Xoa chuyen muc nay di
sa hành đoản ca I_icon_minitimeFri Feb 26, 2010 8:01 pm by faraway

» Mung tuoi ca lop
sa hành đoản ca I_icon_minitimeFri Feb 26, 2010 7:59 pm by faraway

» ảnh thăm quan
sa hành đoản ca I_icon_minitimeTue Dec 08, 2009 7:13 pm by Whosyourdaddy

» chào anh chị nha!!!
sa hành đoản ca I_icon_minitimeTue Dec 08, 2009 7:10 pm by Whosyourdaddy

» so much for a happy ending
sa hành đoản ca I_icon_minitimeFri Dec 04, 2009 1:48 pm by Uchiha Itachi

» khi người yêu đi lấy chồng ............
sa hành đoản ca I_icon_minitimeSat Nov 07, 2009 4:14 pm by sonpascal93

» khó wa'
sa hành đoản ca I_icon_minitimeMon Nov 02, 2009 8:24 pm by Mr.Sex

» Tin Hot xuyt Wen
sa hành đoản ca I_icon_minitimeThu Oct 22, 2009 9:09 pm by H2O

» Chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam
sa hành đoản ca I_icon_minitimeTue Oct 13, 2009 11:18 am by [Chip_-_Forever]

Latest topics
» Xoa chuyen muc nay di
sa hành đoản ca I_icon_minitimeFri Feb 26, 2010 8:01 pm by faraway

» Mung tuoi ca lop
sa hành đoản ca I_icon_minitimeFri Feb 26, 2010 7:59 pm by faraway

» ảnh thăm quan
sa hành đoản ca I_icon_minitimeTue Dec 08, 2009 7:13 pm by Whosyourdaddy

» chào anh chị nha!!!
sa hành đoản ca I_icon_minitimeTue Dec 08, 2009 7:10 pm by Whosyourdaddy

» so much for a happy ending
sa hành đoản ca I_icon_minitimeFri Dec 04, 2009 1:48 pm by Uchiha Itachi

» khi người yêu đi lấy chồng ............
sa hành đoản ca I_icon_minitimeSat Nov 07, 2009 4:14 pm by sonpascal93

» khó wa'
sa hành đoản ca I_icon_minitimeMon Nov 02, 2009 8:24 pm by Mr.Sex

» Tin Hot xuyt Wen
sa hành đoản ca I_icon_minitimeThu Oct 22, 2009 9:09 pm by H2O

» Chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam
sa hành đoản ca I_icon_minitimeTue Oct 13, 2009 11:18 am by [Chip_-_Forever]

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Diễn Đàn
Affiliates
free forum

Affiliates
free forum

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 sa hành đoản ca

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
Uchiha Itachi
trung tá
Uchiha Itachi


Tổng số bài gửi : 326
Reputation : 5
Join date : 12/04/2009
Age : 30
Đến từ : Hà Lội Si ti

sa hành đoản ca Empty
Bài gửiTiêu đề: sa hành đoản ca   sa hành đoản ca I_icon_minitimeSun Sep 27, 2009 8:12 pm

a)Bốn câu đầu:Những yếu tố tả thực và tượng trưng trong lời thơ:

“Bãi cát,bãi cát dài!
…….
Khách bộ hành nước mắt tuôn rơi”

-Bốn dòng thơ trên tả thực cảnh đi trên bãi cát.Đi trên cát đã khó, xét về hông gian thì đường xa, xung quanh thì lại bị vây bởi núi, sông, biển; xét về thời gian thì mặt trời đã lặn mất mà vẫn tất tả đi .Như vậy bãi cát là hình ảnh tả thực, gợi lên một không gian và thời gian đầy khó khăn, nhọc nhằn.Đó không chỉ là con đường thực mà còn là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng. Nóp biểu tượng cho con đường xa xôi, mờ mịt và còn biểu trưng cho con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của biết bao trí thức đương thời.

- Trên bãi cát ấy là hình ảnh một con người-nhà thơ , người đi trên bãi cát dài.Hình ảnh người đi trên bãi cát cũng là hình ảnh mang tính chất biểu trưng.Đó là hình ảnh của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời.
- Cùng với hình ảnh bãi cát dài là hình ảnh con đường cùng.Đó là hình ảnh “đường ghê sợ” , “Phía Bắc, núi Bắc núi muôn trùng. Phía Nam, núi Nam, sóng dào dạt”. Đó cũng là hỉnh ảnh tượng trưng cho con đường đời không lối thoát.


b)Sáu câu tiếptheo:Suy nghĩ của Cao Bá Quát về danh lợi.

-Hai dòng thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ-Trèo non, lội suối giận không nguôi” thể hiện nỗi chán nản của tác giảvì tự mình phải hành hạ thân xácđể theo đuổi công danh.
-Bốn dòng tiếp theo: “Xưa nay phường danhlợi-Bôn tẩu trên đường đời-Gió thoảng hơi men trong quán rượu-Say cả hỏi tỉnh được mấy người” nói về sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời. Hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu.Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say lòng người.

=> Sáu dòng thơ này chuẩn bị cho kết luận của tác giả là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Cái nhìn xa rộng của Cao Bá Quát chính là ở chỗ đã nhận thấy rõ tính chấtvô nghĩa của lối học hkoa cử, con đường công danh theo lối cũ:Học- thi-làm quan.Với tầm nhìn xa trông rộng đó Cao Bá Quát đã thấy được sự lạc hậu của học thuật đương thời nói riêng, sự bảo thủ, trì trệ của nhà Nguyễn nói chung. Với nhân cacxh1 cao đẹp, CBQ đã thể hiện thái độ phê phán những kẻ tất tả trên con đường danh lợi, đồng thời cũng tự cảnh tỉnh mình trước cái bả công danh.


c) Phần còn lại:Tâm trang- tầm tư tưởng của CBQ.

- Bên cạnh ý nghĩa tả thực, bãi cát còn có ý nghĩa biểu tượng, thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Đó là tâm trạng đầy mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa khát vọng công danh, phú quý với thực chất của bả vinh hoa. Qua hình tượng thơ, tác giả cho người đọc thấy được tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, con đường công danh theo lối cũ. Con đường mà nhà thơ đang đi ấy được gọi là con đường cùng.Copn đường ấy lhông thể giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp của mình. Nếu đi tiếp, rất có thể ông cũng chỉ là một phường danh lợimà ông từng khinh miệt.Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu, về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn tác giả lúc này. Nuối tiếc vì con đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đẽ, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát.

- Qua những câu thơ cuối, nhà thơ như muốn nhắn nhủ với người đời: hãy dũng cảm dứt bỏ con đường công danh vô nghĩa, tự tìm cho mình một con đường đi đúng để thực hiện lí tưởng cao đẹp.



2/NGHỆ THUẬT:

a) Xây dựng hình ảnh vừa có nghã tả thực vừa có nghĩa tượng trưng:
-Hình ảnh bãi cát dài mênh mông.
-Hình ảnh người đi trên bãi cát.
-Hính ảnh con đường cùng.

b)Nghệ thuật sử dụng các đại từ xưnmg hô:
“Khách”, “Quân”, “Ngã”, “Anh”; tất cả đều để chỉ bản thân tác giả.
* Khi gọi là “khách’ nhà thơ nhìn mình như một người khác.
*Khi gọi là “anh” nhà thơ như đối thoại với mình.
*Khi gọi là “ngã”, tác giã như muốn trực tiếp thổ lộ.
 Các cách xưng hô thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc trên con đường công danh , sự nghiệp.

c) Nhịp điệu bài thơ: Cách ngắt nhịp thơ rất tự do, có thể là:
-2/3: “Trường sa/ phục trường”
-3/5: “Quân bất học/ tiên nga mĩ thụy ông”
-4/3: “Phong tiền tửu điếm/ hữu mĩ tửu”
=>Nhịp thơ thay đổi như vậy để diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những người bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh đầy nhọc nhằn, chông gai. Nhịp điệu ấy cũng thể hiện được tâm trạng trĩu nặng suy tư của nhà thơ về con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.
Về Đầu Trang Go down
Uchiha Itachi
trung tá
Uchiha Itachi


Tổng số bài gửi : 326
Reputation : 5
Join date : 12/04/2009
Age : 30
Đến từ : Hà Lội Si ti

sa hành đoản ca Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sa hành đoản ca   sa hành đoản ca I_icon_minitimeSun Sep 27, 2009 8:14 pm

bản ý đây


nhân cách nhà nho trong tác phẩm:


- Phải đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời của nó: xã hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX dưới thời nhà Nguyễn: xã hội hàm chứa nhiều bất ổn, người người đua chen danh lợi, mưu lợi ích cho cá nhân... Lúc này (khi làm bài thơ) tác giả vẫn còn đeo đuổi trên đường danh lợi, nhưng với lí trí tỉnh táo, nhân cách cao cả, ý thức tự nhiệm với dân, với nước và lòng tự trọng với chính bản thân mình, nhà thơ đã nhận ra thực tế xã hội đó. Nhân cách nhà nho được thể hiện sinh động không phải ở lí tưởng lập thân lập danh (kiểu như "Đã mang tiếng ở trong trời đất - phải có danh gì với núi sông") mà ngược lại, ở chính sự phản vấn và phủ định con đường công danh nay đã bị tha hóa, trở thành phương tiện để bao kẻ tiến thân, mưu lợi cho cá nhân.

- Nhận ra quanh mình nhiều kẻ nhắm mắt (hay cố tình nhắm mắt) để bon chen trên con đường danh lợi nhưng nhà thơ, với nhân cách cao khiết, với khát vọng, hoài bão làm nên sự nghiệp có ích cho dân, cho nước, cho cá nhân mình đã không muốn, không chịu học "phép thụy du", dứt khoát không a dua theo thói tục.

- Với ý thức trách nhiệm với cuộc đời, với bản thân mình, tác giả tự vấn quyết liệt bản thân về lẽ sống, về con đường công danh mình đang đeo đuổi, về con đường đúng phải đi. Sự băn khoăn, day dứt, sự phản tỉnh và tự vấn về mục đích sống, về lí tưởng của tác giả thể hiện một nhân cách cao cả, nghiêm khắc với bản thân, ôm ấp nuôi dưỡng lí tưởng thực hiện một sự nghiệp có ích cho dân, cho nước.
Về Đầu Trang Go down
Uchiha Itachi
trung tá
Uchiha Itachi


Tổng số bài gửi : 326
Reputation : 5
Join date : 12/04/2009
Age : 30
Đến từ : Hà Lội Si ti

sa hành đoản ca Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sa hành đoản ca   sa hành đoản ca I_icon_minitimeSun Sep 27, 2009 8:15 pm

1 bản khác nữa

Bài ca ngắn đi trên cát dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lại :

Trường sa / phục trường sa,
Nhất bộ / nhất hồi khước.
(Cát dài / bãi cát dài,
Mỗi bước / lùi một bước)3

Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời mà không bao giờ thấy đích. Anh ta không còn chút ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối. Chỉ có nỗi phiền muộn cứ chất mãi lên trái tim anh :

Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
(Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ,
Bộ hành nước mắt lã chã rơi).

Bài thơ cho thấy, chỉ mới ở tuổi trong ngoài ba mươi, Cao Bá Quát đã cảm nhận được sự bế tắc cùng cực của một loại hình nhà nho không hợp khuôn với chế độ hiện hành. Nhà thơ tự đặt ra một lối thoát là trong cuộc đi vô tận đó, nếu người ta có thể ngủ đi được theo phép “thụy du” của những ông tiên thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng :

Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng ?
(Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non lội suối giận sao nguôi ?)

Và nhà thơ lại thử làm một phép so sánh giữa loại “hành nhân” đáng gọi là tỉnh kia với vô số những người ngược xuôi vì danh lợi, thì hóa ra số người tỉnh rất ít, còn tất cả bọn họ đều là người say :

Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung;
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng.
(Xưa nay phường danh lợi,
Bôn tẩu trên đường đời;
Gió thoảng hơi men trong quán rượu,
Say cả hỏi tỉnh được mấy người ?)

Sự đối lập thức / ngủ và tỉnh / say thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng. Và đến đây, cảm hứng về một con người lầm lũi đi không biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm hứng về sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh ghê gớm : người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng nhìn lên phía Bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng muôn đợt cũng đã vây phủ lấy mình. Và nhìn khắp bốn phía, thì nào có còn ai, chỉ còn độc một mình mình đứng trơ trên bãi cát. Bài thơ mở đầu bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc, đều là câu năm chữ, như muốn ném ra giữa cuộc đời một nhận xét chua chát về sự cố gắng tìm đường vô ích. Kế tiếp là hai cặp câu vần bằng dài - ngắn và hai cặp câu vần bằng xen trắc, cùng dài nhưng khác vần, biểu hiện những quặn khúc trong quá trình cọ xát với thực tiễn của chủ thể trữ tình / con người lặn lội tìm đường một cách hoài công :

Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng/
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung/
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng/
Trường sa trường sa nại cừ hà !
Thản lộ mang mang úy lộ đa/

Thế rồi ở phần cuối, bài thơ kết thúc bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc bảy chữ, báo hiệu một cái gì đang thắt lại trong tư tưởng, là cái tuyên ngôn “cùng đường” của nhà thơ. Phép điệp âm ở đây lại được sử dụng tiếp, cài vào nhau, đan chéo nhau, đẩy cảm giác nhức nhối đến cùng tột :

Thính ngã nhất xướng “cùng đồ” ca :
Bắc sơn chi Bắc / sơn vạn điệp,
Nam sơn chi Nam / ba vạn cấp;
Quân hồ vi hồ sa thượng lập ?
(Nghe ta ca “cùng đường” một khúc :
Phía Bắc núi Bắc / núi muôn lớp,
Phía Nam núi Nam / sóng muôn đợt;
Sao mình anh trơ trên bãi cát ?)

Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.

hoặc

Bãi cát lại bãi cát dài => Ẩn dụ về con đường duy nhất để "lên đời" trong xã hội pk thối nát.
Đi 1 bước như lùi 1 bước. => Bế tắc.
Mặt trời đã lặn chưa dừng được.
Lữ khách trên đường nước mắt rơi. => không có lối thoát.
Không học được tiên ông phép ngủ , => Điển tích ( SGK có )
Trèo non , lội suối , giận khôn vơi ! => Giận bản thân vì đã trót bước chân vào đây.
Xưa nay phường danh lợi ,
Tất tả trên đường đời . => Danh lợi làm người ta thêm khổ - Tóc bạc rồi túi vẫn đầy tham!
Đầu gió hơi men thơm quán rượu ,
Người say vô số , tỉnh bao người ? => Số người biết tự chủ trước danh & lợi là rất ít. Phần lớn đều bị xoay theo lòng tham + danh lợi.
Bãi cát dài , bãi cát dài ơi !
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt , => Cảm thấy không còn chốn dung thân. Chán nản + mệt mỏi.
Đường ghê sợ còn nhiều , đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc " đường cùng " ,
Phía bắc núi Bắc , núi muôn trùng ,
Phái nam núi Nam , sóng dào dạt . => Phía trước... phía sau... mù mịt... xa xôi... đây là "bước đường cùng" của kẻ hám cầu danh lợi.
Anh đứng làm chi trên bãi cát ? => Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.
Về Đầu Trang Go down
Uchiha Itachi
trung tá
Uchiha Itachi


Tổng số bài gửi : 326
Reputation : 5
Join date : 12/04/2009
Age : 30
Đến từ : Hà Lội Si ti

sa hành đoản ca Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sa hành đoản ca   sa hành đoản ca I_icon_minitimeSun Sep 27, 2009 8:16 pm

1 bản nữa

Dưới đây là bài phân tích của mình bạn tham khảo và làm bài nhé. Chúc thành công!
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Xuất xứ, chủ đề

“Thu Điếu” nằm trong chùm thơ thu ba bài “nức danh nhất” về thơ nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước. “Thu điếu” cũng như “Thu ẩm”, “Thu vịnh” chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884).

Phân tích

1. Đề

Mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu “nước trong veo” có thể nhìn được rong rêu tận đáy, tỏa ra khí thu “lạnh lẽo” như bao trùm không gian. Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi nên mới “lạnh lẽo” như vậy. Trên mặt ao thu đã có “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” tự bao giờ. “Một chiếc” gợi tả sự cô đơn của thuyền câu. “Bé tẻo teo” nghĩa là rất bé nhỏ; âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự tun hút của cảnh vật (trong veo – bé tẻo teo) – Đó là một nét thu đẹp và êm đềm.

2. Thực

Tả không gian 2 chiều. Màu sắc hòa hợp. có “sóng biếc” với “lá vàng”. Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng “sẽ đưa vèo”, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn “hơi gợn tí”. Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng “hơi gợn tí” phối cảnh với độ bay xoay xoay “sẽ đưa vèo” của chiếc lá thu. Chữ “vèo” là một nhãn tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục, vừa tâm đắc. Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: “Vèo trông lá rụng đầy sân” (cảm thu, tiễn thu).

3. Luận

Bức tranh thu được mở rộng dần ra. Bầu trời thu “xanh ngắt” thăm thẳm, bao la. Áng mây, tầng mây (trắng hay hồng?) lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. “Vắng teo” nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. “Ngõ trúc” trong thơ Tam nguyên Yên Đổ lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:

“Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây?”

(Nhớ núi Đọi)

“Ngõ trúc” và “tầng mây” cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê. Thi sĩ như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật.

4. Kết

“Thu điếu” nghĩa là mùa thu, câu cá. 6 câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc… mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế nhàn: “tựa gối ôm cần”. Một sự đợi chờ: “lâu chẳng được”. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe “Cá đậu đớp động dưới chân bèo”. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá “đớp động” sau tiếng lá thu “đưa vèo”, đó là tiếng thu của làng quê xưa. Âm thanh ấy hòa quyện với “Một tiếng trên không ngỗng nước nào”, như đưa hồn ta về với mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn. Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng.

Kết luận

Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái điệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo… và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu “đưa vèo”. Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế nhàn và thanh cao gắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc thu tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết. Vần thơ: “veo - teo - vèo - teo – bèo”, phép đối tạo nên sự hài hoà cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng… cho thấy một bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên – đúng là xuất khẩu thành chương. Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
Về Đầu Trang Go down
Uchiha Itachi
trung tá
Uchiha Itachi


Tổng số bài gửi : 326
Reputation : 5
Join date : 12/04/2009
Age : 30
Đến từ : Hà Lội Si ti

sa hành đoản ca Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sa hành đoản ca   sa hành đoản ca I_icon_minitimeSun Sep 27, 2009 8:18 pm

còn 1 dị bản nữa nhưng ko biết có phải trong sách văn mẫu ko nữa, hay bình giảng nên hơi nghi


“Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau 1848 là năm ông cáo quan về hưu. Bài thơ có giá trị tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ, cả trí tuệ, tài năng, cả cốt cách, cá tính và triết lí. Khúc ca trác tuyệt viết bằng thể Hát nói này là tài hoa và khí phách của “Ông Hi Văn”.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên.

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng.

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người tái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Khác với những bài hát nói khác, Nguyễn Công Trứ không mở đầu bằng hai câu chữ Hán mà bằng một câu Hán: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu Việt: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Câu thơ chữ Hán có nghĩa là trong vũ trụ này không có việc gì là không phải phận sự của ta. Đây là quan niệm thiêng liêng của nhà Nho mà Nguyễn Công Trứ đã nhận thức sâu sắc và hạnh động nhất quán từ trẻ cho đến già. Vì nhiễm quan điểm chính thống đó mà “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Câu thơ hay tuyệt! Nội lực phải dữ dội lắm mới có cái điệu tự hào như vậy. Tưởng chừng như Nguyễn Công Trứ cười một “ông Hi Văn” nào đó, không ngờ “ông Hi Văn” chính lại là Nguyễn Công Trứ! Con người suốt đời say mê công danh nhưng lại coi cái vòng công danh ấy là một cái “lồng”. Tại sao lại có thái độ khinh bạc ấy? Cũng dễ hiểu, Nguyễn Công Trứ là người có tài đã đem hết tài năng, trí tuệ giúp đời, cứu nước, cứu dân. Nhưng xã hội phong kiến mà ông cúc cung tận tụy lại quá bé nhỏ, thảm hại, ông Hi Văn luôn luôn cảm thấy bị ràng buộc, mất tự do, khác chi một con chim trong lồng!

Thành ra những hành động chọc trời khuấy nước, tài thao lược của vị đại tướng để trả “nợ tang bồng” cũng chẳng qua là hành vi bay nhảy của con chim trong lồng.

“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.

Kể như thế cũng đã oanh liệt! Văn võ song toàn ở đỉnh cao. Ấy là tác giả chưa kể đến những công trạng khác mà ông đã sáng tạo và đóng góp cho dân cho nước. Nhưng như thế thì Nguyễn Công Trứ có gì khác với giới quan trường vào luồn ra cúi bấy giờ? Đây, “ông Hi Văn” đây rồi!

“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”

“Ngất ngưởng” ngay trong những hoạt động chính thống! “Ngất ngưởng” ngay trên đỉnh cao danh vọng! Thật là hiếm thấy. Đấy không phải là bộ dạng, hành vi bên ngoài mà ngất ngưởng đã trở thành bản chất của Nguyễn Công Trứ. Là thái độ sống, cũng là cốt cách, là cá tính của “ông Hi Văn”. Làm quan cho một triều đại suy tàn của chế độ pk, giữa đám quan lại, mua bán tước, bên cạnh những “tiến sĩ giấy” oái oăm thay lại cùng trong một “lồng”, nên Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” cao ngạo là phải. Xét về mặt nhân cách thì thái độ “ngất ngưởng” là “công trạng” lớn nhất của Nguyễn Công Trứ. Thái độ “ngất ngưởng” xuyên suốt của cuộc đời. Nguyễn Công Trứ, nhưng xét đến cùng thì “ngất ngưởng” giữa triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh cao danh vọng là thái độ đáng kính nhất của “ông Hi Văn”.

Ngông đã trở thành cốt tủy của Nguyễn Công Trứ. Trong tiểu triều “ngất ngưởng”, cáo quan về “ngất ngưởng”:

“Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng…”

Năm cởi áo mũ, cáo quan về hưu, không thèm cưỡi ngựa mà cưỡi bò vàng có đeo lục lạc, “ông Hi Văn” thật là “ngất ngưởng”. Chưa hết, ông còn cột mo cau sau đuôi bò, nói với thiên hạ là để che miệng thế gian. Rồi bỗng xuất hiện dãy núi quen thuộc của quê nhà: “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Núi Đại Nại trên quê hương của thi nhân đẹp một cách hư ảo.

Người anh hùng chọc trời khuấy nước nay trở về lân la nơi cõi Phật. “Tay kiếm cung” ấy chỉ có làm đổ đình đổ chùa chứ sao “mà nên dạng từ bi”!

“Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”

Vào chùa mà dắt theo cả ả đào thì chỉ có Nguyễn Công Trứ, hay nói đúng hơn chỉ có Nguyễn Công Trứ là thành thật. Sự thành thật đã làm cho câu thơ trở nên xôn xao, có lẽ còn ở tài hoa nữa. Từ “đủng đỉnh” hay quá, đây là nhịp đi của các nàng ả đào vào chùa, cái nhịp “đủng đỉnh” của tiếng chuông mõ tịch diệt, chứ không phải là nhịp “tùng”, “cắc” dưới “xóm”. Nhưng không phải “đủng đỉnh” chốc lát trước sân chùa mà ả đào thành ni cô. Thì cũng như Nguyễn Công Trứ vào cửa từ bi mà đâu có diệt được lòng ham muốn.

“Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

Trong một xã hội mà cá nhân bị thủ tiêu, cá tính bị vo tròn, Nguyễn Công Trứ lại lồ lộ ra một cá nhân, hồn nhiên một cá tính. Với tinh thần nhân văn “ngất ngưởng”, nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã đi trước thời đại hàng thế kỉ!

Theo dõi bài ca từ đầu, ta thấy đã diễn ra ba giai điệu “ngất ngưởng”. “Gồm thao lược đã nên ngất ngưởng” là “ông Hi Văn” “ngất ngưởng” ở trong “lồng”. Đây là giai điệu kỳ tuyệt, thể hiện khí phách của Nguyễn Công Trứ. Nói một cách khác đây là chiến thắng oanh liệt của sự tự diệt (khi lên đỉnh cao danh vọng người ta không còn là mình nữa). “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” là giai điệu Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu “ngất ngưởng”. “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” là giai điệu tự hào của Nguyễn Công Trứ muốn “ngất ngưởng” thoát tục.

Và đây là giai điệu cuối có giá trị tổng kết cuộc đời của một nhà nho trung nghĩa mà không đánh mất mình:

“Được mất dương dương người tái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Đối với Nguyễn Công Trứ, “được mất dương dương người tái thượng”. Tác giả dùng điển tích “Tái ông thất mã”. Được chưa chắc là may, mất chưa hẳn là rùi. Trong cuộc sống bon chen đó, “được mất” một chút là người ta có thể làm thịt nhau, mà Nguyễn Công Trứ lại có thái độ bất biến trước sự được mất thì phải nói “ông Hi Văn” có bản lĩnh cao cường. Lại còn “khen chê” nữa, “khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Khen thì vui “phơi phới” đã đành, chứ sao chê mà cũng “phơi phới ngọn đông phong” nghĩa là cũng vui như ngọn gió xuân? Là vì cái gọi là chuẩn mực chính thống không trùng khít với chuẩn mực của nhà thơ. Thì mới oai phong đại tướng “Nguyễn Công Trứ đó đã bị cách tuột xuống làm lính thú, có hề chi, vẫn “phơi phới ngọn đông phong”. Có thể mất chức đại tướng nhưng miễn còn Nguyễn Công Trứ! Những âm thanh này mới làm bận lòng con người yêu đời, ham sống đó:

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không tiên, không vướng tục”

Các giác quan của nhà thơ mở về phía cuộc sống tự do, về phía cái đẹp, về phía hưởng lạc. Thơ, rượu, ca trù, hát ả đào mới là đam mê của Nguyễn Công Trứ. Câu thơ nhịp 2/2 réo rắt thật hay (khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng) làm sôi động cả khúc ca. Tác giả cũng không quên đánh giá lại công trạng của “ông Hi Văn” với triều đại mà ông phụng sự:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”

Nguyễn Công Trứ tự liệt vào hàng danh tướng, công thần đời Hán, đời Tống của Trung Quốc như Trái (Trái Tuân), Nhạc (Nhạc Phi), Hàn (Hàn Kì), Phú (Phú Bật). Ông tự hào như vậy là chính đáng, vì lý tưởng anh hùng của ông cũng không ngoài lí tưởng trung quân ái quốc của đạo Nho và ông đã sống thủy chung trọn đạo vua tôi.

Kể ra tìm một bậc danh sĩ văn võ song toàn như Nguyễn Công Trứ trong thời đại nào cũng hiếm, nhưng không phải là không có. Chứ còn “ông ngất ngưởng” thì tìm đâu ra?

“Trong triều ai ngất ngưởng như ông?”

Đây cũng là giai điệu cuối cùng của “Bài ca ngất ngưởng”. Tác giả đã chọn giai điệu “ngất ngưởng” đích đáng để kết thúc bài ca. “Ngất ngưởng” ngay trong triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh núi cao danh vọng, đó là nhân cách, là khí phách của Nguyễn Công Trứ.

Nếu được chọn một tác phẩm tiêu biểu cho toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ thì đó là “Bài ca ngất ngưởng”. Con người, tài năng, khí phách, tinh hoa của Nguyễn Công Trứ thể hiện sinh động trong tác phẩm trác tuyệt này. Thể hát nói đã thành thơ, thơ hay, vừa triết lí, vừa trữ tình, vừa trào lộng. Có một Nguyễn Công Trứ ngoài “lồng” cười một “ông Hi Văn” trong “lồng”, có một Nguyễn Công Trứ ngoại đạo cười một “ông Hi Văn” trong chung. Bốn giai điệu “ngất ngưởng” đã ghi lại cả cuộc đời hoạt động phong phú của một danh sĩ tài tình, trung nghĩa mà không đánh mất mình. Trong một xã hội mà cá nhân không được coi trọng, cá tính bị thủ tiêu thì thái độ “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những là khí phách của ông mà còn là một giá trị nhân văn vượt thời đại.
Về Đầu Trang Go down
Jonaldinho
THIẾU TÁ
Jonaldinho


Tổng số bài gửi : 293
Reputation : 7
Join date : 07/04/2009
Age : 30
Đến từ : vùng đất của những con người pro

sa hành đoản ca Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sa hành đoản ca   sa hành đoản ca I_icon_minitimeSun Sep 27, 2009 9:13 pm

thôi rồi,y sì đúc những gì mà sáng nay em nhặt nhạnh trên mạng,thế có chết không chứ.................
thế là mai bài ai cũng giống bài ai roài.................vui quá ,vui quá....ăn mừng nào....... Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad cười ra nước mắt...............
Về Đầu Trang Go down
kudo139




Tổng số bài gửi : 2
Reputation : 0
Join date : 27/09/2009

sa hành đoản ca Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sa hành đoản ca   sa hành đoản ca I_icon_minitimeSun Sep 27, 2009 9:22 pm

đến bây h` em còn chưa thuộc thơ thì mai làm văn tính sao đây các pác Crying or Very sad
Crying or Very sad Crying or Very sad
Về Đầu Trang Go down
[Chip_-_Forever]
Admin
[Chip_-_Forever]


Tổng số bài gửi : 457
Reputation : 1
Join date : 05/04/2009
Age : 31
Đến từ : Fogive me, I love you

sa hành đoản ca Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sa hành đoản ca   sa hành đoản ca I_icon_minitimeThu Oct 08, 2009 4:34 pm

phản đối spam anh em! thằng này span ghê wa!
Về Đầu Trang Go down
https://it1vodoi.forumvi.com
Sponsored content





sa hành đoản ca Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: sa hành đoản ca   sa hành đoản ca I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
sa hành đoản ca
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» người ngoài hành tinh
» Ban Chấp Hành trung ương DẢng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
it1_We_are_always_beside_you :: Diễn đàn :: học - học nữa- học mãi :: văn-
Chuyển đến